TỘI BÔI NHỌ DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

TỘI BÔI NHỌ DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

1. Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác là gì?

Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Cũng tại Điều 34 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ, đồng thời cải chính.

2. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?

2.1. Về trách nhiệm hình sự
Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để đánh giá mức độ hành vi xúc phạm có nghiêm trọng, có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự không. Nếu có, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy tố về "Tội làm nhục người khác" theo Điều 155 hoặc "Tội vu khống" theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Tội làm nhục người khác (Điều 155): Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Tội vu khống (Điều 156): Người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

2.2. Về trách nhiệm dân sự
Căn cứ theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, người bị hại khi bị đăng hình ảnh lên mạng xã hội có thể yêu cầu người xúc phạm mình bồi thường thiệt hại khi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm.
Mức bồi thường thiệt hại bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT PHÚ GIA

Số 72 Ngõ 53 Vũ Trọng Phụng,Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0342 700 999 – Email: phugialaw@gmail.com
Website: luatphugia.vn

Đặt lịch tư vấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây