DI CHÚC MIỆNG CÓ PHẢI DI CHÚC HỢP PHÁP HAY KHÔNG?

Di chúc ngoài việc được lập bằng văn bản thì còn có thể có di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vậy điều kiện đó là gì?
DI CHÚC MIỆNG CÓ PHẢI DI CHÚC HỢP PHÁP HAY KHÔNG?

1. Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền định đoạt tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của mình cho những người khác.

2. Di chúc miệng có phải chúc hợp pháp không?

Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Di chúc miệng như sau:

- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Như vậy, nếu trong trường hợp người lập di mà khi đó tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản được thì có thể lập di chúc bằng miệng. Việc lập di chúc miệng cũng là một loại di chúc hợp pháp nếu thỏa mãn điều kiện trên. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

3. Những điều kiện để di chúc miệng được công nhận là hợp pháp

Để một di chúc miệng là hợp pháp cần phải có đầy đủ các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, di chúc miệng là hợp pháp chỉ khi di chúc đó thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của di chúc miệng. Cụ thể: Tại thời điểm lập di chúc miệng thì người để lại di sản thể hiện ý chí của mình trước ít nhất 2 người làm chứng, người làm chứng phải ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau đó để di chúc miệng có giá trị pháp luật thì phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT PHÚ GIA

Số 72 Ngõ 53 Vũ Trọng Phụng,Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0342 700 999
Website: luatphugia.vn
 

Đặt lịch tư vấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây