TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP? GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp? Giải thể doanh nghiệp là gì? Giải thể doanh nghiệp là một nội dung hết sức phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề về đăng ký kinh doanh, thuế, công nợ, nhân sự, xử lý tài sản sau giải thể,….
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP? GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

1. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

2. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể

Tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể gồm:

Trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh/công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

3. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Hồ sơ, thủ tục giải thể tại cơ quan thuế/bảo hiểm xã hội/Hải quan

- Đối với hồ sơ tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên)/Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
Tại cơ quan thuế, doanh nghiệp phải quyết toán đầy đủ về công nợ, hóa đơn và tờ khai và hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

- Doanh nghiệp xin xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Đối với các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin xác nhận không nợ thuế hải quan tại Tổng cục hải quan. Hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế hải quan bao gồm:
+ Công văn xin xác nhận không nợ thuế hải quan;
+ Bản sao ĐKKD chứng thực của công ty;

Bước 2: Công bố giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp công bố giải thể tại Sở KHĐT để đăng bố cáo giải thể gồm các hồ sơ sau:
+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên)/Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Giấy ủy quyền;

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể; Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra chấp thuận việc công bố giải thể và đăng bố cáo lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể hoàn chỉnh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính:

Sau khi có Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan Thuế và Tổng cục hải quan (nếu có) và thực hiện việc bố cáo về việc giải thể doanh nghiệp, Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính, hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên)/Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
+ Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan Thuế và Tổng cục hải quan (nếu có);
+ Giấy chứng nhận thu hồi con dấu do cơ quan công an cấp nếu con dấu do cơ quan công an quản lý. (Lưu ý: Khi có thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp mới thực hiện việc trả dấu cho cơ quan công an, việc trả dấu trước sẽ gây khó khăn cho việc hoàn thiện hồ sơ cần đóng dấu sau này).
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.

Trong thời hạn 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể; Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT PHÚ GIA

Số 72 Ngõ 53 Vũ Trọng Phụng,Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0342 700 999 – Email: phugialaw@gmail.com
Website: luatphugia.vn
 

Đặt lịch tư vấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây